Tính sức cản tàu nổi (Full – Displacement ship)
Hiện nay có nhiều phương pháp tính sức cản tàu nổi (hệ số Fn < 0,7) được giới thiệu trong các tài liệu nghiên cứu khác nhau. Đặc điểm chung của các phương pháp đó là để có thể áp dụng, mẫu tàu cần tính sức cản phải có các thông số hình dáng và kích thước nằm trong phạm vi giới hạn của từng phương pháp. Điều này nhiều khi không được đáp ứng hoàn toàn, và làm hạn chế phạm vi lựa chọn thông số tàu khi thiết kế.
Để khắc phục hạn chế trên, các chuyên gia thiết kế tàu thuyền đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy kết quả thử nghiệm nhiều mô hình tàu khác nhau, từ đó đưa ra phương pháp gần đúng để tính sức cản của nhiều loại tàu khác nhau, không phụ thuộc nhiều vào phạm vi đặc điểm hình dáng và kích thước tàu thiết kế. Giải pháp này giúp cho các nhà thiết kế mở rộng phạm vi lựa chọn các thông số tàu, và cho thấy hiệu quả trong giai đoạn thiết kế sơ bộ. Một trong những kết quả phân tích hồi quy để xây dựng các biểu thức thực nghiệm áp dụng tính sức cản, và sau đó là công suất máy, trong giai đoạn thiết kế ban đầu được thực hiện bởi Holtrop, J. và Mennen, G.G.J, . Phương pháp này có thể áp dụng để tính sức cản và dự đoán công suất máy chính của hầu hết các loại tàu khác nhau hoạt động ở chế độ chiếm nước toàn phần. UNINSHIP tổng hợp và giới thiệu với các bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Xem file Resistent of Full- Displacement Ship
————
Vĩnh Phát
- HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THI CÔNG TÀU CÁ VỎ COMPOSITE
- Tính kết cấu CAT: Tải trọng thiết kế (2)
- Tính kết cấu Catmaran: Giới thiệu chung (1)
- TÍNH CHU KỲ LẮC NGANG CỦA TÀU HAI THÂN
- Ảnh hưởng do chiều cao và góc phóng đến ứng xử của xuồng cứu sinh thả rơi tự do trong sóng điều hòa
- Tính lực nâng của hệ thống cánh ngầm
- HYSUCAT - Một dạng khả thi của Catamaran cánh ngầm.
- Tính kết cấu CAT - Tấm vỏ và gân (3)
- Kiểm nghiệm sức bền vật liệu, NDT- kiểm tra không phá huỷ ; Chuyển giao công nghệ